Ngành sư phạm mầm non là một ngành đặc biệt trong xã hội. Ngành không chỉ những đòi hỏi về kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức mà còn yêu cầu những người thực hiện lòng yêu nghề, yêu trẻ sâu sắc.
Những yêu cầu về phẩm chất của ngành sư phạm mầm non
Đối với nền giáo dục, giáo viên luôn là nhân tố nòng cốt đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thành bại của bất kỳ lứa tuổi nào hay bất kì lĩnh vực đào tạo nào. Đặc biệt với các giáo viên sư phạm mầm non vai trò “nhân tố nòng cốt” càng được bộc bạch ràng hơn bởi lẽ các giáo viên không chỉ “dạy” mà còn phải “dỗ”, không chỉ giáo dục mà còn chăm sóc. Chính vậy, giáo viên sư phạm mầm non phải có phẩm chất đạo đức tốt, mới có thể đảm đương nhiệm vụ cao cả và nặng nề này.
Để trở thành giáo viên mầm non trước hết người giáo viên phải có lòng yêu trẻ, yêu nghề. Một ngày trẻ có 2/3 thời gian sinh hoạt ở trường cùng với các cô, cô cho ăn, cho ngủ, dạy cho bé tất cả những kĩ năng cần thiết: kĩ năng sống, kiến thức cần thiết về môi trường xung quanh. Không những thế trẻ còn mong chờ ở cô sự quan tâm chăm sóc, sự giúp đỡ và bảo vệ .
Đối với trẻ trong giai đoạn học mầm non các hành vi cử chỉ của các bé chỉ theo bản năng mà chưa có sự suy nghĩ nên các giáo viên phải rất kiên nhẫn và biết kiềm chế. Một người giáo viên kiên nhẫn sẽ biết kiềm chế và có những định hướng suy nghĩ đúng đắn cho trẻ.
Bên cạnh đó, những kiến thức, kĩ năng kĩ sảo giảng dạy cũng là điều vô cùng cần thiết với một giáo viên sư phạm mầm non. Họ phải là những người được đào tạo bài bản và có đầy đủ khả năng để dạy dỗ chăm sóc trẻ tốt.
Và điều cuối cùng cần có đó chính là tinh thần trách nhiệm cao. Với giáo dục mầm non đây là giai đoạn đặt nền tảng cho cả quá trình phát triển sau này của trẻ. Nếu giáo viên không có trách nhiệm, không ý thức, không chăm lo chu đáo cho trẻ thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.
Những kĩ năng cần có của giáo viên sư phạm mầm non
Là một giao viên sư phạm mầm non cần phải có được những kĩ năng cơ bản sau :
– Giờ hoạt động của trẻ, giáo viên cần phải biết cách sử dụng đồ dùng phù hợp và phải gây hứng thú cho trẻ trong tiết học.
– Biết lồng ghép các kiến thức thực tế, dễ mường tượng hợp phù hợp nội dung bài dạy để trẻ dễ hiểu và nhớ lâu.
– Nắm vững đặc điểm nhận thức của từng cá nhân trẻ để có các phương pháp giảng dạy phù hợp.
– Trong quá trình dạy, giáo viên phải luôn quan tâm đến kiến thức cá nhân để có biện pháp bồi dưỡng phù hợp, học hỏi và trau dồi các phương pháp dạy mới,…
– Phải tạo điều kiện dạy trẻ mọi lúc mọi đồng thời tạo môi trường, tâm thế thoải mái để trẻ hoạt động làm quen với các kiến thức mới.
– Giáo viên phải có sự tham mưu với nhà trường và phối hợp với các bậc phụ huynh để đảm bảo trẻ luôn có đầy đủ đồ dùng, vật dụng cần thiết trong tiết học, tránh ảnh hưởng đến nhận thức học tập của trẻ.
Trên đây là những yêu cầu tối thiểu để trở thành một giáo viên sư phạm mầm non. Nếu bạn yêu thích các bé, yêu yêu thích nghề giảng dạy, hãy luôn học hỏi và không ngừng phát triển để trở thành “người mẹ hiền” cho bé khi đến trường.