Quản lý mầm non là một công việc quan trọng của xã hội, đem lại nhiều trải nghiệm và tạo ra những giá trị tích cực cho người làm nhiệm vụ và các bậc phụ huynh. Chính vì vậy, có rất nhiều bạn trẻ muốn theo đuổi, nhưng lại không biết học quản lý mầm non là học gì? Công việc ra sao? Vì thế, bài viết này hãy cùng MIENNAM Education đi tìm lời giải đáp nhé!
NỘI DUNG
Học Quản lý mầm non là học gì?
Quản lý mầm non là việc điều hành mọi hoạt động diễn ra tại cơ sở giáo dục mầm non như quy chế tuyển sinh, tổ chức các hoạt động văn hoá, quản lý nhân sự, giám sát hoạt động giáo dục, quản lý ngân sách và cơ sở vật chất. Từ đó, giúp nhà trường nâng cao trình độ nguồn nhân lực và thuận lợi đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Trong tất cả các cấp bậc giáo dục, mầm non là bậc đầu tiên và là cấp quan trọng nhất đối với gia đình và xã hội. Chính vì thế, cần phải có nguồn nhân lực có trình độ, được học quản lý mầm non một cách bài bản để đủ năng lực thực hiện công việc.
Nếu bạn đang có ý định tìm hiểu xem học quản lý mầm non là học gì, thì dưới đây là những kiến thức thường có trong các khóa đào tạo về học quản lý mầm non:
- Tâm lý học lãnh đạo và quản lý trong giáo dục.
- Phương pháp, phong cách quản lý giáo dục và quản lý giáo dục mầm non.
- Cơ sở pháp lý quản lý trường mầm non.
- Quản lý hành chính và nhân sự.
- Thực hiện chương trình giáo dục trẻ.
- Giải pháp xử lý các tình huống sư phạm trong quản lý giáo dục.
- Quản lý chế độ sinh hoạt và cách phát triển số lượng trẻ.
- Quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng về vệ sinh, sức khỏe và an toàn của trẻ nhỏ.
- Quản lý tài chính và cơ sở vật chất trong trường mầm non.
Học Quản lý mầm non làm những công việc gì?
Từ những kiến thức nhận được sau khi học quản lý mầm non, bạn có thể làm những công việc cụ thể như sau:
- Giám sát mọi hoạt động giảng dạy của các giáo viên ở cơ sở giáo dục.
- Trao đổi và tư vấn các phương pháp dạy học mới hiệu quả với giáo viên.
- Quản lý và đánh giá năng lực của đội ngũ nhân sự để đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng làm việc.
- Đại diện nhà trường trong việc trao đổi với phụ huynh về tình hình chăm sóc và giáo dục trẻ.
- Xây dựng biện pháp phát triển số lượng học sinh, phát triển cơ sở giáo dục và lan tỏa hình ảnh nhà trường đến với cộng đồng.
- Cùng nhân sự tổ chức các buổi hoạt động văn hoá, dã ngoại cho học sinh.
- Đào tạo, theo dõi và đánh giá học sinh về các kỹ năng, nhận thức.
- Chịu trách nhiệm trong việc tổ chức chương trình cho các dịp đặc biệt của nhà trường.
- Báo cáo ban lãnh đạo của cơ sở giáo dục về hiệu quả hoạt động theo tuần/ tháng/ quý.
- Quản lý cơ sở vật chất, ngân sách của nhà trường.
- Đảm bảo mọi quy định do ban lãnh đạo đề ra được thực hiện một cách nghiêm chỉnh.
Qua những nhiệm vụ nêu trên, có thể thấy quản lý giáo dục mầm non là một việc quan trọng, đòi hỏi sự linh hoạt và kiến thức học quản lý mầm non tốt. Để từ đó có đủ năng lực xử lý các vấn đề và giải quyết mọi hoạt động phát sinh ở cơ sở giáo dục.
Xem thêm: Khóa học Quản lý mầm non gồm có những nội dung gì?
Người làm Quản lý mầm non cần đáp ứng yêu cầu gì?
Từ những chia sẻ về công việc của một cán bộ quản lý mầm non, có thể thấy đây là một công việc quan trọng trong xã hội. Chính vì thế, để làm tốt được chức năng và nhiệm vụ, người làm quản lý cần phải đáp ứng được một số yêu cầu như sau:
- Về đạo đức nghề nghiệp
Điều kiện tiên quyết khi làm quản lý trong môi trường giáo dục là bạn cần phải có nhận thức đúng đắn, đạo đức nghề nghiệp tốt. Có tinh thần trách nhiệm với công việc, tình yêu thương dành cho trẻ nhỏ và mong muốn tạo môi trường giáo dục tốt và hiệu quả cho học sinh.
- Về khả năng làm việc
Giáo dục Việt Nam hiện nay đang không ngừng đổi mới để tìm ra phương pháp đào tạo phù hợp nhất cho thế hệ học sinh, từ mầm non cho tới đại học. Chính vì vậy, nếu muốn làm tốt công việc và học quản lý mầm non xong có thể tìm được việc làm, bạn cần có tinh thần linh hoạt, chủ động tiếp cận kiến thức giảng dạy mới, khả năng thích ứng tốt với các tri thức của thời đại. Qua đó, ứng dụng những kiến thức thu nhận được để xây dựng và quản lý hiệu quả môi trường giáo dục mầm non.
- Về kiến thức chuyên môn
Bên cạnh việc nắm chắc kiến thức về học quản lý mầm non, bạn cũng cần trau dồi và rèn luyện tốt các kiến thức bổ trợ khác như tin học văn phòng, ngoại ngữ phổ biến, khả năng giao tiếp và thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, khả năng lãnh đạo, … Đây là những kỹ năng vô cùng quan trọng giúp bạn làm tốt những nhiệm vụ được giao và hỗ trợ việc phát triển sự nghiệp trong tương lai.
Trên đây là những chia sẻ về kiến thức chuyên môn và công việc mà một người quản lý mầm non thường làm. Nếu bạn đang có ý định theo đuổi con đường sự nghiệp này, thì chứng chỉ Quản lý mầm non là điều quan trọng giúp bạn có đủ điều kiện làm việc.
Hiện tại, có nhiều khoá học đào tạo kiến thức và cấp chứng chỉ này sau thời gian đào tạo từ 1,5 – 2 tháng. Đây là chương trình dành cho những người đã tốt nghiệp THPT trở lên và có ý định làm việc trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
Khi sở hữu chứng chỉ, bạn có thể dễ dàng tìm những công việc liên quan tại các cơ sở giáo dục trẻ nhỏ ở các cấp bậc từ quản lý, chuyên viên tư vấn, giáo viên dạy quản lý mầm non và cho đến cả chức hiệu trưởng trường mầm non. Ngoài ra, bạn cũng có đủ khả năng để tự mở và quản lý các nhóm trẻ hoặc trường mầm non tư thục nếu có nhu cầu.
Khóa học Quản lý mầm non ở MIENNAM Education
Nếu bạn đang tìm kiếm một chương trình đào tạo ngắn hạn về quản lý mầm non ở khu vực miền Nam, hãy tham khảo khóa học Quản lý mầm non của MIENNAM Education xem sao nhé.
Đây là chương trình có thời gian đào tạo gồm 2 tháng, với hình thức giảng dạy trực tuyến kết hợp với hình thức học tập trung tại 4 cơ sở đào tạo ở Bình Định, Bình Dương, Thủ Đức và Bình Thạnh. Bạn có thể thoải mái lựa chọn cơ sở gần nơi sinh sống, tiện cho việc đi lại. Khung giờ học thường vào tối thứ 7 (từ 18h – 20h30) và cả ngày Chủ nhật (sáng từ 9h – 11h và chiều từ 13h30 – 16h30) giúp bạn chủ động sắp xếp được thời gian học phù hợp với lịch trình cá nhân.
Chương trình học Quản lý mầm non ở MIENNAM Education bao gồm 4 nội dung chính, đó là:
- Tâm lý học lãnh đạo, quản lý.
- Kiến thức về nghiệp vụ quản lý giáo dục tại bậc mầm non.
- Nội dung về biện pháp quản lý cơ sở giáo dục mầm non.
- Thực tập về các kiến thức quản lý giáo dục mầm non.
Ngoài việc học các kiến thức về mặt chuyên môn quản lý, người học còn được tham gia đầy đủ các bài kiểm tra, bài thi đánh giá năng lực sau khi kết thúc chương trình học. Cuối cùng, người học sẽ nhận được chứng chỉ Quản lý mầm non và có thể sử dụng cho mục đích tìm việc hoặc mở và quản lý lớp mẫu giáo tư thục.
Hy vọng rằng những chia sẻ vừa rồi của MIENNAM Education sẽ giúp bạn hiểu rõ học quản lý mầm non là gì và công việc cụ thể ra sao để xác định định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!