Sư phạm mầm non cung cấp những kiến thức cốt lõi, kĩ năng cơ bản trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.
Một số những yêu cầu của ngành sư phạm mầm non đặt ra cho người học như sau :
Yêu cầu về kiến thức
Sinh viên sau khi tốt nghiệp cần đạt chuẩn các kiến thức:
- Hiểu biết tổng quan về kiến thức giáo dục để vận dụng vào thực tiễn giảng dạy, giáo dục mầm non.
- Vận dụng tốt hệ thống kiến thức khoa học giáo dục mầm non để thực hiện tốt công tác chuyên môn.
- Hiểu biết đầy đủ mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục sư phạm mầm non, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục và phù hợp sự với sự phát triển của trẻ ở các độ tuổi khác nhau.
Yêu cầu về kĩ năng
Sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn các kĩ năng thực hành cơ bản của ngành sư phạm mầm non.
Về kĩ năng cứng: Giáo viên phải biết quan sát, tìm hiểu và đánh giá mức độ phát triển của trẻ. Thiết kế, hoạch định và tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ và điều kiện thực tiễn. Thiết kế môi trường giáo dục phát huy tính tích cực của trẻ, đáp ứng nhu cầu và khả năng của trẻ. Lập kế hoạch và định hướng phát triển cho trẻ phù hợp, khoa học với yêu cầu của từng độ tuổi, của từng trẻ trong cùng độ tuổi.
Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Quan sát đánh giá mức độ phát triển của trẻ tại nhóm lớp quản lí. Hợp tác và giao tiếp với đồng nghiệp, gia đình và cộng đồng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non để đạt hiệu quả cao nhất.
Về kĩ năng mềm: Học viên tốt nghiệp phải có chứng chỉ hoặc chứng nhận một trong các kĩ năng mềm của các tổ chức, trung tâm được cấp phép đào tạo kĩ năng mềm như : Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng tư duy,… Có khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng, đồng thời tìm hiểu và sử dụng các phần mềm phục vụ cho công tác dạy học.
Về thái độ: Các học viên ngành sư phạm mầm non phải có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, phụ huynh, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỉ luật cao, yêu nghề, yêu trẻ, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở cơ quan, trường lớp.
Về vị trí làm việc: Sau khi tốt nghiệp và đạt chuẩn đầu ra học viên sư phạm mầm non có thể làm việc tại các trường mầm non công lập hoăc tư thục với các chức vụ như: giáo viên, quản lý,…
Nhìn chung, các yêu cầu của ngành sư phạm mầm non hoàn toàn phù hợp với công tác giảng dạy, sư phạm của Bộ giáo dục đào tạo đưa ra. Tuy nhiên, mầm non là một công việc có tính đặc thù cao, bởi vậy cần đào tạo cán bộ, giáo viên nghiệp vụ chuyên môn tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt để công tác giáo dục, quản lý đạt hiệu quả cao.