Nếu kế toán là người làm các công việc ghi chép, tính toán, xử lý các giấy tờ liên quan tới tài chính. Thì kế toán trưởng là một chức danh cao hơn và có trách nhiệm công việc lớn hơn so với kế toán viên. Trong bài viết này, hãy để MIENNAM Education giúp bạn hiểu về chức vụ kế toán trưởng là gì? Công việc của họ là gì trong một công ty nhé!
NỘI DUNG
Kế toán trưởng là gì?
Trong ngành kế toán, có rất nhiều chức danh như kế toán thuế, kế toán kho, kế toán công nợ, kế toán ngân hàng, … Nhưng trên cả những chức danh này là vị trí kế toán trưởng – người đứng đầu phòng kế toán của một doanh nghiệp.
Họ quản lý các công việc của những kế toán khác và chịu sự quản lý của giám đốc tài chính. Vai trò chính của kế toán trưởng là giám sát các hoạt động về tài chính cho doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng là người cố vấn tin cậy cho ban lãnh đạo của công ty trong việc phát triển doanh nghiệp.
Nhiệm vụ trong công ty của Kế toán trưởng
Về nhiệm vụ hành động, người giữ vai trò kế toán trưởng sẽ phải đảm nhiệm một số công việc như:
Điều hành bộ phận kế toán của công ty
Vì là người giữ chức vụ cao nhất của phòng kế toán, nên khi làm việc ở vị trí này bạn sẽ phải quản lý công việc của các thành viên trong bộ phận. Bạn cần nắm rõ các hoạt động mà các kế toán khác đang làm, theo dõi tính hiệu quả và sự chuẩn xác của họ.
Đồng thời, bạn cũng làm thêm một số công việc như lập biểu mẫu tài chính, xây dựng kế hoạch làm việc cho phòng kế toán, quản lý hoạt động kiểm kê hoạt động thương mại của doanh nghiệp, …
Kế toán trưởng viết báo cáo tài chính
Đây là công việc bạn sẽ làm sau mỗi quý hoặc mỗi năm. Mục đích là để ghi lại kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ có bản báo cáo này, ban lãnh đạo có thể nắm bắt được tình hình phát triển của công ty sau từng khoảng thời gian cố định tốt hay xấu. Từ đó, kịp thời thay đổi hoặc bổ sung các hoạt động phù hợp.
Theo dõi hoạt động quyết toán cuối năm
Vào dịp cuối năm, mọi doanh nghiệp đều triển khai hoạt động quyết toán. Và bạn sẽ là người giám sát công việc này cho doanh nghiệp, để đảm bảo tính chính xác và tin cậy. Ngoài ra, bạn cũng cần làm một số công việc để đáp ứng yêu cầu quyết toán do ban lãnh đạo đưa ra.
Từ những hoạt động kiểm toán về các khoản thu chi, các tài sản và tiền mặt, bạn có thể nắm được tình hình tài chính của công ty. Và báo cáo nó cho tổ chức của mình, đồng thời đề xuất một số giải pháp phù hợp để tối ưu chi phí.
Rà soát và đảm bảo độ chính xác sổ sách tài chính
Các thanh tra kiểm toán sẽ đến doanh nghiệp để kiểm tra sổ sách và có thể là đôi khi bất chợt. Vì thế, kế toán trưởng sẽ phải thường xuyên làm nhiệm vụ rà soát các loại sổ sách như vậy, đảm bảo rằng chúng có độ chính xác.
Những nhiệm vụ cụ thể mà kế toán trưởng cần làm bao gồm:
- Tính giá sản phẩm, hạch toán thuế.
- Xây dựng bảng cân đối kế toán.
- Rà soát các nguồn tiền thu và chi trong tổ chức.
- Đối chiếu tiền công và nợ với các bên đối tác.
- Quản lý quy trình lập sổ kế toán.
- Đánh giá độ chuẩn xác của các báo cáo tài chính do thành viên khác viết.
- Quản lý hoạt động lưu trữ giấy tờ, tài liệu, sổ sách kế toán.
Đào tạo kỹ năng cho nhân sự mới
Đây thường là nhiệm vụ của một số kế toán cấp trung hoặc cũng có thể do kế toán trưởng đảm nhận. Bạn sẽ là người hướng dẫn kỹ năng cho nhân viên mới, chia sẻ các hoạt động để hoà nhập văn hoá. Ngoài ra, bạn cũng phải theo dõi hiệu suất công việc và đánh giá mức độ phù hợp của người mới trong giai đoạn đầu làm việc với công ty.
Tham gia tư vấn tài chính cho công ty
Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của kế toán trưởng. Bạn cần phải thường xuyên theo dõi sự biến động của tình hình kinh tế, luật pháp và xu hướng thị trường. Để đưa ra các tư vấn kịp thời và phù hợp về tài chính cho ban lãnh đạo.
Nhờ có bạn, người đứng đầu doanh nghiệp có thể đưa ra các hoạt động đầu tư và vận hành tổ chức hiệu quả ở từng giai đoạn thời gian khác nhau.
Trên đây là một số nhiệm vụ mà kế toán trưởng thường làm cho công ty. Ngoài ra, bạn cũng có thể sẽ phải làm một số công việc khác do ban lãnh đạo yêu cầu tuỳ thời điểm. Nhưng cơ bản, để làm tốt các nhiệm vụ trên thì bạn cần phải có kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ phù hợp.
Xem thêm: Học Trung cấp Thú Y ra trường làm gì?
Làm gì để trở thành Kế toán trưởng?
Nếu bạn đang là một kế toán viên và muốn phát triển lên chức kế toán trưởng. Thì cần phải đáp ứng được một số yêu cầu trong quy định tại điều 51 và 54 luật Kế toán số 88/2015/QH13 như sau:
- Có đạo đức nghề nghiệp, có tính trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.
- Có trình độ kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ kế toán từ bậc trung cấp trở lên.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng.
- Có thời gian công tác thực tế trong lĩnh vực kế toán từ 2 năm đối với người có bằng cử nhân và từ 3 năm đối với người có bằng trung cấp hoặc cao đẳng.
Như vậy, để trở thành kế toán trưởng đòi hỏi bạn không chỉ có bằng cấp liên quan tới ngành làm việc. Mà ngoài ra, bạn cũng phải có số thời gian nhất định làm việc thực tế.
Vì đây là chức năng cao nhất trong phòng kế toán, nên yêu cầu đặt ra để đạt tới vị trí này cũng không phải là điều dễ dàng. Cho nên, bạn cần có sự kiên trì và tinh thần phấn đấu không ngừng trong công việc. Điều này có thể sẽ giúp bạn sớm đạt được mong muốn của bản thân.
Chương trình Bồi dưỡng Kế toán trưởng ở MIENNAM Education có gì?
Nếu bạn đã có đủ thời gian làm việc trong ngành kế toán và muốn học để có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng để thăng tiến lên vị trí này. Thì hãy tham khảo ngay chương trình học của trung tâm MIENNAM Education nhé!
Thời gian khai giảng các Khóa học Bồi dưỡng Kế toán trưởng được tổ chức hàng tháng. Thời lượng đào tạo là 2 tháng, với hai hình thức giảng dạy kết hợp là học trực tiếp tại cơ sở và học trực tuyến trên Internet.
Đây là khóa học dành cho các kế toán viên, kế toán trưởng chưa có chứng chỉ hành nghề và cả những bạn có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực này. Nội dung đào tạo của khóa học sẽ xoay quanh các vấn đề như:
- Luật doanh nghiệp, luật thuế, luật kế toán.
- Nghiệp vụ tín dụng, thẩm định dự án.
- Quản trị và phân tích tài chính doanh nghiệp.
- Báo cáo tài chính doanh nghiệp.
- Tổ chức công tác kế toán.
- Kế toán tài chính doanh nghiệp.
- Tổ chức kế toán quản trị doanh nghiệp.
- Kiểm toán và kế toán báo cáo tài chính doanh nghiệp.
Các lớp học được tổ chức vào tối thứ 7 và cả ngày chủ nhật. Để đăng ký tham gia khoá đào tạo, bạn chỉ cần chuẩn bị một số hồ sơ:
- 01 mẫu đăng ký chương trình học (theo mẫu).
- 02 bản sao bằng tốt nghiệp thuộc chuyên ngành liên quan (Photo công chứng).
- 02 bản sao căn cước công dân (Photo dấu công chứng).
- 04 ảnh thẻ cá nhân (3x4cm).
- Lệ phí cấp chứng chỉ 200.000 đồng.
Bạn có thể nộp trực tiếp hồ sơ đăng ký tham gia khóa học Chứng chỉ Bồi dưỡng Kế toán trưởng tại cơ sở trung tâm hoặc sử dụng dịch vụ vận chuyển của bưu điện để đăng ký.
Đăng ký ngay: Khoá học Bồi dưỡng Kế toán trưởng
Cuối khoá học, bạn sẽ làm bài thi để lấy kết quả công nhận tốt nghiệp cuối khóa. Sau đó, học viên sẽ cấp Chứng chỉ Bồi dưỡng Kế toán trưởng theo phôi của Bộ Tài chính. Đây là giấy phép được công nhận có hiệu lực trên toàn quốc.
Chứng chỉ Bồi dưỡng Kế toán trưởng có giá trị trên toàn quốc và là điều kiện để bổ nhiệm vị trí kế toán trưởng cũng như điều kiện cần để học viên tham gia dự thi để cấp Chứng chỉ Hành nghề Kế toán (Nếu học viên có nguyện vọng).