Kế toán trưởng là người giữ chức danh cao nhất của phòng kế toán. Vì thế, đây được coi là vị trí có nhiều việc phải làm. Vậy, cụ thể công việc của Kế toán trưởng trong doanh nghiệp là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về chức danh này, bạn nhé!
NỘI DUNG
Chức vụ Kế toán trưởng là gì?
Tất cả các doanh nghiệp từ lớn tới nhỏ hiện nay đều có một vị trí quan trọng, đó là vị trí Kế toán trưởng. Đây là chức danh chỉ người có chuyên môn cao nhất về kế toán. Có thể họ là người quản lý, đứng đầu phòng kế toán hoặc dưới quyền quản lý của Giám đốc Tài chính, tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp.
Về cơ bản, công việc của Kế toán trưởng là quản lý và tổ chức thực hiện công tác kế toán cho doanh nghiệp. Đồng thời, họ cũng là người nắm rõ tình hình tài chính, mức thu và chi của doanh nghiệp sau từng khoảng thời gian kinh doanh. Vì vậy, họ cũng là người có khả năng tư vấn về chiến lược đầu tư, quản lý vốn cho tổng giám đốc.
Điều kiện bổ nhiệm chức vụ này là gì?
Bởi vì công việc của Kế toán trưởng đòi hỏi chuyên môn cao và có tính quan trọng với doanh nghiệp. Cho nên, để được làm việc tại chức vụ này thì bạn cần phải đáp ứng được những điều kiện như sau:
- Có đạo đức trong công việc, có tinh thần trung thực, liêm khiết, có ý thức chấp hành pháp luật.
- Có trình độ kiến thức chuyên môn về lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính từ bậc Trung cấp trở lên.
- Có thời gian làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính từ 2 năm với người có bằng cử nhân và từ 3 năm với người có bằng trung cấp, cao đẳng.
- Có Chứng chỉ Bồi dưỡng Kế toán trưởng.
Ngoài những điều kiện trên, bạn cũng cần đáp ứng thêm các quy định thuộc Điều 19 Nghị định 174/2016/NĐ-CP. Có như vậy, bạn mới có đủ điều kiện giữ chức vụ và làm các công việc của Kế toán trưởng được giao.
Công việc của Kế toán trưởng bao gồm những gì?
Về trách nhiệm, Kế toán trưởng sẽ đảm nhiệm những công việc cụ thể như sau:
Quản lý phòng kế toán
Đây là công việc của Kế toán trưởng mà nhiều người sẽ nghĩ tới đầu tiên về chức vụ này. Thực tế, trưởng phòng kế toán sẽ phải quản lý các thành viên trong bộ phận của mình. Khi làm ở vị trí này, bạn là người tiếp nhận các mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của lãnh đạo. Sau đó, lập kế hoạch hoạt động cho phòng kế toán để các nhân viên trong phòng làm việc theo định hướng đề ra.
Theo dõi và kiểm tra vấn đề sổ sách tài chính
Mặc dù, không phải là người trực tiếp lập các hoá đơn, chứng từ kinh doanh. Nhưng, bạn là người quản lý các giấy tờ thanh toán, sổ sách tài chính và đảm bảo tính chính xác của chúng. Đặc biệt, đây là những tài liệu có tính chuyên môn cao nên để làm tốt công việc của Kế toán trưởng, bạn cũng cần có hiểu biết và nghiệp vụ tốt để hiểu được những vấn đề này.
Lập báo cáo về tài chính trình lãnh đạo
Bạn sẽ là người viết các báo cáo tài chính để nộp lên ban lãnh đạo sau các tháng, quý, năm làm việc. Điều này để thống kê và báo cáo những biến động về tình hình kinh doanh, thu và chi của công ty. Qua những số liệu bạn trình bày, ban lãnh đạo có thể nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp. Từ đó, ban hành các phương án để vận hành công ty và đề ra các chiến lược phát triển cho thời gian sắp tới.
Xem thêm: Điều kiện học Kế toán trưởng và lấy chứng chỉ là gì?
Làm cố vấn doanh nghiệp
Như đã nói, trong một số doanh nghiệp Kế toán trưởng là người giữ chức vụ cao nhất của phòng kế toán (Một số doanh nghiệp lớn sẽ có Giám đốc Tài chính). Cho nên, bạn sẽ đảm nhiệm công việc của Kế toán trưởng là đưa ra các tư vấn, giải pháp tài chính cho giám đốc. Đó có thể là những dự đoán về độ biến động của hàng hoá tồn kho, sự dịch chuyển của dòng tiền trong quy trình đầu tư phát triển, dự đoán và chọn giá bán sản phẩm, dự liệu chi phí sản xuất, …
Với những tư vấn của bạn, ban lãnh đạo sẽ có căn cứ tin cậy để đưa ra các quyết định vận hành, phát triển doanh nghiệp phù hợp với thị trường.
Đào tạo công việc của Kế toán trưởng
Đây là việc bạn đào tạo nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn cho nhân viên mới và nhân viên cũ trong phòng ban của mình. Qua đó, giúp họ có được những kỹ năng phù hợp với phòng kế toán để làm được các công việc của Kế toán trưởng đưa ra. Ngoài ra, trước khi hết nhiệm kỳ làm việc bạn cũng phải bàn giao công việc và bồi dưỡng cho nhân viên mới để họ đủ khả năng tiếp quản chức vụ của bạn.
Trên đây là những công việc phổ biến mà một trưởng phòng kế toán sẽ đảm nhiệm khi giữ chức vụ. Ngoài ra, bạn có thể sẽ phải làm thêm một số công việc khác bất chợt do ban lãnh đạo đề ra. Nhưng về cơ bản, công việc chính sẽ xoay quanh các vấn đề chuyên môn liên quan tới lĩnh vực kế toán, kiểm toán.
Tố chất như nào phù hợp với vị trí công việc này?
Để làm tốt những công việc của Kế toán trưởng khi giữ chức vụ, bạn cần có những tố chất như sau:
- Có năng lực làm việc tốt, có kiến thức chuyên môn sâu.
- Luôn cập nhật kiến thức và hiểu biết pháp luật về thuế, kế toán, doanh nghiệp.
- Sử dụng thành thạo máy vi tính, tin học máy tính và ngoại ngữ trong công việc.
- Có đạo đức nghề nghiệp và sự cẩn thận, trung thực khi làm việc.
- Có khả năng quản lý công việc tốt, biết ứng xử khéo léo trong công việc.
- Có khả năng suy nghĩ logic, có hệ thống.
- Có tinh thần chịu được áp lực tốt.
Khi có những phẩm chất nói trên thì bạn sẽ dễ dàng làm được các công việc của Kế toán trưởng hiện nay. Nếu bản thân chưa có những tố chất này thì bạn cũng đừng lo lắng, buồn bã mà có thể học hỏi từ những đồng nghiệp xung quanh và không ngừng trau dồi bản thân là hoàn toàn có thể làm tốt công việc được giao nhé!
Nên lấy Chứng chỉ Bồi dưỡng Kế toán trưởng ở đâu?
Nếu bạn đang muốn tìm một địa chỉ đào tạo và cấp Chứng chỉ Bồi dưỡng Kế toán trưởng hiện nay, có thể tham khảo khóa học Bồi dưỡng Kế toán trưởng của trung tâm MIENNAM Education xem sao nhé.
Thời lượng đào tạo
Khóa học này có thời gian học là 2 tháng. Với các nội dung giảng dạy xoay quanh các vấn đề như:
- Quản trị và phân tích tài chính của doanh nghiệp.
- Kế toán tài chính của doanh nghiệp.
- Tổ chức công tác kế toán, vai trò và nhiệm vụ Kế toán trưởng.
- Kế toán quản trị.
- Kiểm toán.
- Nghiệp vụ về tín dụng, cách thẩm định một dự án để đầu tư.
- Pháp luật doanh nghiệp, thuế, kế toán.
Hình thức đào tạo
Hiện tại, các lớp học được tổ chức vào hai ngày cuối tuần là tối thứ 7 và cả ngày chủ nhật. Hình thức đào tạo là học trực tiếp tại 4 cơ sở của trung tâm kết hợp với học từ xa trên phần mềm Google Meet. Trước mỗi buổi học, giảng viên sẽ gửi tài liệu chuyên đề cho các học viên.
Hồ sơ đăng ký
Để tham gia khoá đào tạo, bạn cần chuẩn bị một số giấy tờ như:
- 01 đơn đăng ký học viên (theo mẫu).
- 02 bằng tốt nghiệp TC/CĐ/ĐH chuyên ngành liên quan (photo công chứng).
- o2 căn cước công dân (photo công chứng).
- 04 hình thẻ cá nhân 3×4 (đằng sau ghi tên, ngày sinh và nơi sinh).
- Lệ phí cấp chứng chỉ.
- Học phí khóa bồi dưỡng.
Bạn có thể nộp hồ sơ đăng ký này về các cơ sở đào tạo của trung tâm theo địa chỉ bên dưới, hoặc gửi qua đường bưu điện tới địa chỉ 801/19 Tầm Vu – Phường 26 – Bình Thạnh – TPHCM (trung tâm MIENNAM Education) và liên hệ số điện thoại 0988 44 6464 (thầy Tín).
Đăng ký ngay: Khoá học Bồi dưỡng Kế toán trưởng
Trên đây là những chia sẻ về công việc của Kế toán trưởng hiện nay dành cho bạn. Hy vọng bạn thấy có ích với bài đọc của chúng tôi.